datnenlongthanh.org– Sau gần hai thập kỉ mõi mòn mong đợi kể từ ngày quy hoạch cơ sở hạ tầng, xác lập các dự án phát triển đô thị. Cuối cùng đến đầu năm 2020 chính thức được cắt băng đỏ khởi công quy hoạch sân bay Long Thành giai đoạn 1. Dự kiến đưa vào hoạt động trong vòng sớm nhất có thể (không quá 5 năm).
I. Thỏa ước 20 năm mòn mõi
Quy hoạch sân bay Long Thành là một trong những kỳ vọng to lớn của cơ quan nhà nước để thúc đấy tăng trưởng nền kinh tế vốn đã phát triển với tốc độ trong mặt này. Hi vọng vùng kinh tế khu vực phía Nam sẽ có thêm nhiều chất xúc tác, hưởng ứng những quyền lợi từ hoạt động hàng không một cách tích cực. Tuy nhiên để làm được điều đó việc di dời các công trình, lên kế hoạch quy hoạch, xác lập bản vẽ, đền bù và thay đổi cho tối ưu nhất có thể đã kéo dài hai thập kỉ.
Căn cứ theo văn bản pháp lí ban hành đầu tiên Số 911 ngày 24/10/1997 của Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sân bay Long Thành. Cụ thể trong quyết định này nêu mục tiêu xây dựng sân bay Long Thành cùng với sân bay nữa là Cát Bi, Chu Lai (dự định là sân bay vệ tinh và dự bị cho những chuyến bay quốc tế).
Theo dòng lịch sử hơn một thập kỉ sau, vào tháng 6/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyến định phê duyệt quy hoạch khu vực dự án sân bay Long Thành với mục đích to lớn là trở thành cảng hàng không trung chuyển của khu vực Đông Nam Á. Với vị trí đắc địa, quỹ đất và thiên nhiên thuận lợi đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn của Thủ tướng đương nhiệm.
Dòng thời gian lại chạy tiếp đến đầu năm 2020, theo kế hoạch của dự án Quy hoạch sân bay Long Thành sẽ có hai đường cất và hạ cánh song song với nhau với kích thước là 4000x600m. Công suất của nhà bay là 25 triệu khách hàng mỗi năm.
Theo quy hoạch đến năm 2030 sẽ có hai nhà ga với tổng công suất bay lên đến 52 triệu khách/ năm.
Trước những động thái vô cùng tuyệt vời của cơ quan nhà nước về nhìn nhận và đầu tư đúng đắn cho Long Thành. Chúng ta không thể không kể đến động thái bước ngoặc vào 2015, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết và đồng ý hàng loạt với chủ trương đầy tư nguồn vốn lớn vào dự án Quy hoạch cảng hàng không quốc Long Thanh.
Theo như số liệu thu thập và công bố được tổng số vốn đầu tư toàn bộ dự án khoảng 340.650 tỷ động (tương đơn 17 tỷ USD). Chia ra nhiều giai đoạn hình thành và nghiệm thu. Ở giai đoạn một dự kiến 115.550 tỷ đồng (tương đương 6 tỷ USD). Sân bay Long Thành tọa lạc trên diện tích 5.000 hecta (cơ sở hạ tầng xung quanh khu vực cảng hàng không là 2.750, đất cho quân đội 1.050 ha và 1.200 còn lại cho các công trình thương mại, bổ trở cho nên thương mại này).
Việc giải phóng mặt bằng, thực hiện tái định cư cho chủ sỡ hữu khu vực quy hoạch sân bay Long Thành được công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) giao chuẩn bị đầu tư dự án. Đây là đơn vị uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Cụ thể những hoạt động như sau:
Năm 2017, ACV tổ chức với quy mô lớn tuyển chọn quốc tế, nội địa phương án kiến trúc sư nhà ga cho cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Năm 2019, Quý hoạch sân bay Long Thành được Quốc hội thông qua Nghị quyết số 95 về báo cáo nghiên cứu khả sự khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giải đoạn 1, giao cho cơ quan chính phủ thẩm phán, quyết định tổng mức đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư, các nhà đầu tư và những phương án huy động vốn.
Vào tháng 11/2020, Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch sân bay Long Thành giai đoạn 1 với mức đầu tư khoảng 111.100 tỷ đồng và trong thời gian không quá 5 năm.
Theo những gì hiển thị trên bản đồ phác thảo dự án đường băng sân bay Long Thành sẽ dài 4.000, rộng 75m cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ cho các máy bay hoạt động tốt nhất có thể. Cơ sơ hạ tầng đường xá sẽ được mở rộng và mỹ quan hóa đô thị. Xây dựng nhà ga cho hành khách với công suất cao: 25 triệu khách hàng mỗi năm.
Mọi thứ đã được phê duyệt và hoàn tất. Ngày 5/1 lễ khởi công xây dựng càng hàng không quốc tế Long Thành giải đoạn 2020 – 2025 chính thức cắt băng đỏ (bắt đầu).
II. Những điều tích cực mà Quy hoạch sân bay Long Thành mang lại
1. Đưa Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn trên bản đồ hàng không quốc tế
Với những kết cấu hạ tầng từ việc khởi công cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: “Khi kết cấu hạ tầng tốt, hiện đại thì kinh tế mới có thể cất cánh mạnh mẽ được, lức đó có thể đón những nhà đầu tư lớn từ trong và ngoài nước đến để lập nghiệp lâu dài. Đây là yếu tố tất yếu Đảng, nhà nước luôn coi trọng và lên kế hoạch rõ ràng, kĩ lưỡng phát triển hạ tầng giao thông chiến lược.”
2. Nội lực kinh tế cải thiện đáng kể
Việt Nam được cộng đồng quốc tế vinh danh là có một nền kinh tế năng động bật nhất trong khu vực châu Á, mức tang trưởng nhanh cộng với đầu GDP tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua là 6.3%/năm.
Dự kiến trong năm 2021 chúng ta là một trong 16 nên kinh tế mới thành công bậc nhất. Ngoài ra chúng ta còn thực hiện thành công mục tiêu kép: đẩy lùi dịch bệnh và luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế là 3%.
Việc nội lực kinh tế được cải thiện đáng kể bắt nguồn từ sự phát triển nở rộ của các khu vực tư nhân sau khi có quyết định Quy hoạch sân bay Long Thành. Mức tăng trưởng 18%/ năm giai đoạn 2016-2019. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ bộ vào khu vực Long Thành ngày càng nhiều. Việt Nam năm 2021 sẽ có rất nhiều mối quan hệ, bản hợp động đầu tư dài hạn.
Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc đã luôn nhấn mạnh: “Triển vọng kinh tế rất tươi sáng đang chờ đợi chúng ta, niềm tin xã hội, thị trường, niềm tin của cả các nhà đầu tư về một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ dù trong cơn đại dịch.”
3. Đưa hàng không Việt Nam lên tầm cao mới
Đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội, thị trường hàng không Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Vào năm 2019, sản lượng hàng khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đạt trên 120 triệu khách hàng, tăng 15% với 2018.
Sân bay Long Thành hình thành dự định sẽ là một cơn bùng nổ về dịch vụ đi lại, phát triển cơ sở thiết yếu cả khu vực. Đây sẽ là đầu mối giảm tải cho sân bây Tân Sơn Nhất hiện tại.
Trong đó cụ thể các cảng hàng không lớn của Việt Nam như Tân Sơn Nhất, Nội Bài về cơ bản đều khai thác vượt công suất nên luôn trong tình trạng quá tải. Thiếu chỗ đậu và bay đã làm mất đi cơ hội kêu gọi vốn đầu tư các hãng hàng không quốc tế đến Việt Nam để sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế lớn trong khu vực.
4. Mở ra cơ hội đầu tư bất động sản khu vực
Hiệu ứng quy hoạch sân bay Long Thành, không chỉ có khách hàng cá nhân, các nhà đầu tư đổ xô về đây săn đất, săn các dự án, nhà phố, cũng như chung cư căn hộ. Các doanh nghiệp đã sớm đi trước đón đầu cơ hội đầu tư, sẵn sàng tạo ra nguồn cung phong cho thị trường bất động sản Long Thành. Các ông lớn như Đất Xanh, Novaland,… Thị trường sôi động đã đẩy đất khu vực Long Thành tăng cao cho dù chỉ mới giai đoạn đầu tiên của dự án sân bay.
Có thể nói khu vực Long Thành chính là đòn bẫy tác động trực tiếp đầy mạnh mẽ và rõ nét đến thị trường của khu vực.
Trên là tổng hợp các thông tin, tiềm năng mới nhất về Quy hoạch sân bay Long Thành. Hiện dự án năm 2021 đang trong giai đoạn triển khai với sự nỗ lực theo đúng tiến độ đặt ra. Sau khi hoàn thành, với quy mô, tầm nhìn đã được thống nhất, dự án Quy hoạch sân bay Long Thành này sẽ là bước đệm vô cùng lý tưởng cho kinh tế – xã hội của địa phương và khu vực. Xứng đáng cho hai thập kỉ mõi mòn chờ đợi. |
Có thể bạn quan tâm:
- Hiện, khu đô thị sân bay STC Long Thành đang được giới thiệu ra thị trường với các sản phẩm đất nền vườn, đất nền shophouse và biệt thự vườn. Ngoài ra, dự án còn được ngân hàng BIDV hỗ trợ cho vay lên đến 70% giá trị sản phẩm trong vòng 30 năm với lãi suất ưu đãi. Website: stcgoldenland.com.vn
Hotline: 0902445272